Giỏ hàng

Các loại gỗ phổ biến trên thị trường nội thất hiện nay

Hiện nay trên thị trường nội thất có rất nhiều loại gỗ phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều không gian nhà khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng cũng như sở thích người dùng sẽ có những sự lựa chọn phù hợp. 

Hiện nay trên thị trường đồ nội thất làm bằng gỗ rất phổ biến. Mỗi loại gỗ sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau phù hợp với đặc điểm của từng loại nội thất riêng biệt. Nếu như các loại gỗ quý hiếm có giá trị cao như gỗ xoan đào, tần bì thường dùng làm ghế sofagiường thì những khu vực đơn giản hơn như tủ hay bàn sẽ được làm phổ biến bằng gỗ cao su. 


Gỗ tần bì (Ash)

Gỗ tần bì là một trong những loại gỗ được sử dụng rất nhiều trong thiết kế nội thất với hàng loạt những ưu điểm như có khả năng chịu máy tốt, bám vít và ốc lâu. Ngoài ra, đây còn là loại gỗ có khả năng chịu được lực rất tốt, gỗ còn dễ uốn cong bằng hơi nước. 

Sau đây là một số đặc điểm chi tiết của loại gỗ này: 

  • Khối lượng trung bình: 673kg/m3
  • Màu: từ nhạt đến gần như trắng, tâm gỗ có màu sắc đa dạng, từ nâu xám đến nâu nhạt, hoặc vàng nhạt sọc nâu.
  • Vân: Vân núi / vân thẳng với các vệt màu nâu thường xuyên.
  • Giá cả: trung bình cao.
  • Ứng dụng: Nội thất trung bình, cao cấp. Ván sàn, đồ gỗ, chạm khắc và gờ trang trí nội thất, cửa, tủ bếp, gỗ tiện.

 

Gỗ xoan đào (Sapele)

Gỗ xoan đào cũng là một loại gỗ rất phổ biến, ngoài tên gọi xoan đào quen thuộc loại gỗ này còn được nhiều nơi gọi là gỗ Cáng lò, Sapele.... 

Một số ưu điểm của loại gỗ này có thể kể đến như rất rắn chắc, cứng, vân gỗ đẹp, có khả năng chịu nén và chịu lực tốt. Sản phẩm còn ít bị cong vênh, mối mọi.

Một số đặc điểm chi tiết:

  • Khối lượng trung bình: 670kg/m3
  • Màu: tâm gỗ có màu nâu vàng đến nâu đỏ. Màu sắc có xu hướng tối dần theo tuổi.
  • Vân: được lồng vào nhau, và đôi khi lượn song.
  • Giá cả: cao.
  • Ứng dụng: Veneer, gỗ dán, đồ nội thất, tủ, sàn, đóng thuyền, nhạc cụ, đồ vật quay, và các mặt hàng đặc sản bằng gỗ nhỏ khác.

 

Gỗ óc chó (Walnut)

Gỗ óc chó hay còn gọi là gỗ Walnut thường được gặp nhiều nhất ở khác khu rừng ở Anh, Bắc Mỹ... Gỗ óc chó được ứng dụng rất nhiều vào đời sống ngày nay như đóng các loại tủ, bàn, sofa, giường.

Gỗ óc chó rất linh hoạt trong tạo hình, có thể tạo nên những sản phẩm mang kiểu dáng cực ấn tượng. Gỗ có độ cứng, độ chịu lực uốn xoắn và lực nén trung bình. Ngoài ra, gỗ óc chó còn có khả năng kháng sâu, mối mọt. 

Một số đặc điểm chi tiết:

  • Khối lượng trung bình: 609kg/m3
  • Màu: tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu socola, thường ánh tím đỏ và có sọc sậm hơn
  • Vân: Vân thẳng nhưng đôi khi uốn sóng hoặc cuộn xoáy.
  • Giá cả: cao.
  • Ứng dụng: Nội thất cao cấp. Đồ gỗ, tủ, vật liệu kiến trúc nội thất, chạm khắc, ván sàn.

 

Gỗ sồi (White Oak)

Gỗ sồi rất được người phương tây ưa chuộng bởi chất lượng tốt, độ bền cao, vân gỗ đẹp. Có hai loại gỗ sồi là gỗ sồi trắng và gỗ sồi đỏ. Mỗi loại sẽ có màu sắc và vân gỗ khác nhau. Gỗ sồi trắng được đánh giá có độ chống thấm tốt hơn gỗ sồi đỏ và có đường vân đa dạng hơn, đó là lý do nó trở được ưa chuộng trong thị trường hiện nay. 

  • Khối lượng trung bình: 769kg/m3
  • Màu: màu nhạt, tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu sậm.
  • Vân: Vân núi / vân thẳng, có nhiều đốm hình.
  • Giá cả: trung bình cao.
  • Ứng dụng: Nội thất trung bình, cao cấp. Ván sàn, đồ gỗ, chạm khắc và gờ trang trí nội thất, cửa, tủ bếp, gỗ tiện.

 

Gỗ trắc (Rosewood)

Cây gỗ trắc thuộc loại gỗ lớn, loại gỗ này rất nặng, cứng thớ gỗ mịn. Gỗ trắc có mùi chua nhưng không hăng, gỗ rất bền và không bị cong vênh, mối mọt. Loại gỗ này thường được dùng để đóng giường tủ, bàn ghế cao cấp hoặc dùng để tạc tượng khắc tranh. Có 3 loại là trắc đen, trắc đỏ và trắc vàng. Trong đó, giá trị của loài trắc vàng cao hơn so với trắc đỏ và trắc đen.

Đặc điểm nổi bật của gỗ trắc:

  • Bền: Trắc thuộc cây gỗ lớn, gỗ rất cứng, rất nặng, rất dai không bị cong vênh, chịu mưa nắng rất tốt, bàn ghế giường tủ đóng bằng gỗ trắc có thể tồn tại hàng trăm năm.
  • Đẹp: Toom gỗ (thớ gỗ) rất mịn, vân chìm nổi lên như đám mây, gỗ có mùi chua nhưng không hăng, trong gỗ có tinh dầu khi quang giất ráp hoặc lau chùi thì tinh dầu nổi lên rất bóng, khi đốt lên có mùi thơm dịu.
  • Lành: Gỗ trắc rất lành, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
  • Quý: Gỗ trắc là loại gỗ quý, có giá trị cao và ngày càng khan hiếm.

 

Gỗ lim (Tali)

Gỗ lim là một trong bốn loại gỗ tứ thiết của Việt Nam. Lim thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum, loài Erythrophleum fordii. Ưu điểm của loại gỗ này là thân gỗ cứng, nặng, chắc chắn, không bị mỗi mọt tấn công. Màu sắc của loại gỗ này rất đa dạng từ đậm đến nhạt. Với độ bền cao nên các sản phẩm làm bằng gỗ lim có thể có tuổi thọ lên đến hàng chục năm và thường không bị biến dạng. 

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, thì cây gỗ lim cũng có 1 vài nhược điểm cụ thể như sau: mùi hắc, giá thành rất cao, khan hiếm nguyên liệu, bề mặt gỗ sẽ chuyển từ nâu sang đen nếu để quá lâu không sử dụng. 

 


Gỗ cao su

Gỗ cao su rất phổ biến trên thị trường hiện nay bởi mức độ phổ biến cũng như giá thành khá rẻ. Một số món nội thất hay được làm bằng gỗ cao su là bán ăn, giường ngủ và các loại kệ tủ. 

  • Khối lượng trung bình: 595kg/m3
  • Màu: tự nhiên có màu vàng nhạt đến nâu trung bình, đôi khi có các vệt nâu trung bình. Màu sắc có xu hướng hơi tối theo tuổi.
  • Vân: Vân thẳng, với một kết cấu hơi thô, mở.
  • Giá cả: trung bình.
  • Ứng dụng: Nội thất trung bình. Đồ gỗ nhà bếp, giường, tủ, bàn ghế.

 

Gỗ thông

Gỗ Thông cũng rất được đánh giá cao bởi tính ứng dụng trong đời sống hiện nay. 

Gỗ thông được ứng dụng rộng rãi trong thi công đồ gỗ với những ưu điểm vượt trội như sau: vân gỗ rõ ràng, màu sắc tươi tắn phù hợp với nhiều không gian nhà khác nhau. Gỗ thông còn có giá thành khá rẻ phù hợp với túi tiền của nhiều người. Ngoài ra, gỗ thông còn bám đinh rất tốt, dễ tạo hình..

Nhược điểm của loại gỗ này là không quá sang trọng, bề mặt gỗ còn có nhiều vết đen gây mất thẩm mỹ. 

Một số thông tin chi tiết về loại gỗ này:

  • Khối lượng trung bình: 465kg/m3
  • Màu: màu nâu vàng, tâm có xu hướng nhạt hơn.
  • Vân: Vân thẳng, với một kết cấu hơi thô, mở.
  • Giá cả: trung bình.
  • Ứng dụng: Nội thất trung bình. Veneer, đồ gỗ nội thất, giường, tủ, bàn, thùng.

 

Gỗ tràm (Acacia)

Gỗ tràm cũng rất phổ biến trên thị trường hiện nay, gỗ tràm còn được gọi là cây chè cay, chè đồng, khuynh diệp.... 

  • Khối lượng trung bình: 650kg/m3
  • Màu: phần gần tâm cây sẽ có màu nâu đậm, càng đi ra phía ngoài thân cây màu sắc sẽ nhạt hơn, có màu vàng sáng, đường vân gỗ đẹp.
  • Vân: Vân thẳng nhưng đôi khi uốn sóng.
  • Giá cả: trung bình thấp, tràm bông vàng có giá cao hơn.
  • Ứng dụng: Nội thất trung bình. Ván sàn, giường, tủ.

 Ngoài các loại gỗ tự nhiên thì gỗ công nghiệp cũng rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Giá cả của gỗ công nghiệp có phần rẻ hơn gỗ tự nhiên, kiểu dang cũng hiện đại và sang trọng không kém. 

Xem thêm: Gỗ tự nhiên khác gì gỗ công nghiệp

Gỗ dán (Plywood)

Gỗ dán (gỗ Plywood, ván ép, ván dán) thực chất là tấm vật liệu được làm từ nhiều lớp gỗ tự nhiên lạng mỏng khoảng 1 mm. Các lớp gỗ này được sắp xếp vuông, rồi được ép vào nhau dưới nhiệt độ, áp suất và các chất kết dính. 

+ Tỷ trọng: 720kg ÷ 750 kg/m3

+ Cấu tạo: Nhiều lớp gỗ mỏng ~1mm ép chồng vuông góc với nhau bằng keo chuyên dụng

+ Tính chất: Không nứt, không co ngót, ít mối mọt, chịu lực cao. Có gỗ dán thường, gỗ dán chịu nước phủ phim, phủ keo. Bề mặt thường không phẳng nhẵn.

+ Quy cách thông dụng: 6/9/12/15/18/21/25 x 1220 x 2440 (mm)

+ Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo, làm lõi cho bề mặt veneer.

 


Gỗ ván dăm (Particle Board)

Gỗ ván dăm là một loại gỗ công nghiệp rất phổ biến hiện nay, thành phần bao gồm dăm gỗ, chất kết dính và được ép dưới nhiệt độ cao. 

+ Tỷ trọng: 700÷740 kg/m3

+ Cấu tạo: Gỗ tự nhiên xay thành dăm, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường theo quy cách.

+ Tính chất: Không co ngót, ít mối mọt, chịu lực vừa phải. Bề mặt có độ phẳng mịn tương đối cao. Loại thường các cạnh rất dễ bị sứt mẻ, chịu ẩm tương đối kém. Loại chịu ẩm thường có lõi màu xanh.

+ Quy cách thông dụng: 9/12/18/25 x 1220 x 2440 (mm)

+ Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo, làm cốt cho phủ MFC, PVC ... làm lớp cốt hoàn thiện tốt cho nhiều loại vật liệu hoàn thiện bao gồm cả sơn các loại.

 

Gỗ MDF (Medium Density Fiberboar)

Gỗ MDF cũng là một trong những loại gỗ rất phổ biến. Các đồ vật thường làm bằng gỗ MDF có thể kể đến như tủ quần áo, tủ trang trí....

+ Tỷ trọng: 700 ÷ 780kg/m3

+ Cấu tạo: Gỗ tự nhiên loại thường, nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường theo qui cách.

+ Tính chất: Không nứt, không co ngót, ít mối mọt, tương đối mềm, chịu lực yếu, dễ gia công. Bề mặt có độ phẳng mịn cao. Loại chịu ẩm thường có lõi màu xanh lá

hơi lá cây

+ Quy cách thông dụng: 3/4/6/12/15/18/21/25 x 1220 x 2440 (mm)

+ Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo, làm cốt cho phủ MFC, PVC ... làm lớp cốt hoàn thiện rất tốt cho nhiều loại vật liệu hoàn thiện bao gồm cả sơn các loại.

Gỗ MFC (Melamine Faced Chipboard)

MFC cũng là một loại gỗ công nghiệp tương tự với MFC. Tuy có một số điểm khác biệt nhưng không quá đáng kể. 

+ Cấu tạo: Lớp Melamine chịu nhiệt, cứng, có màu sắc, họa tiết phong phú được ép lên bề mặt gỗ VÁN DĂM hoặc MDF

+ Tính chất: Bề mặt chống chầy xước, chịu nhiệt rất tốt. Có loại phủ Melamine 1 mặt và 2 mặt

+ Độ dày thông dụng: 18mm, 25mm. Các độ dày khác là tùy vào đặt hàng, có thể làm MFC 1 mặt.

+ Ứng dụng: Gia công đồ nội thất, đặc biệt là nội thất văn phòng.

Nhược điểm là hạn chế tạo dáng, sản phẩm, sử lý cạnh và ghép nối. Cạnh chủ yếu hoàn thiện bằng nẹp nhựa sử dụng máy dán cạnh chuyên dụng.

 

Gỗ HDF (High Density Fiberboar)


+ Cấu tạo: Gỗ tự nhiên loại thường, nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường với độ ép rất cao.

+ Tính chất: Không nứt, không co ngót, rất cứng, chịu nước, chịu nhiệt khá tốt.

+ Độ dày thông dụng: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm,15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm

+ Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất cao cấp, làm cốt ván sàn gỗ công nghiệp ...

 


Xem thêm: Gỗ MDF là gì? Gỗ HDF là gì?

Ván lạng (Veneer)

Veneer là loại vật liệu trang trí sử dụng chủ yếu trong nghành đồ gỗ trang trí nội thất và được lạng với chiều dày từ 0.3mm đến 0.6mm. độ rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoảng 180mm, dài khoảng 2400mm, được phơi và sấy khô.

Veneer chia làm 2 dạng (Tự nhiên và Kỹ thuật).

  • Veneer tự nhiên:Là veneer được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên thành những lát dày từ 0.3mm đến 0.6mm

Veneer tự nhiên có 3 cách lạng:

  • Lạng sọc (Quarter)
  • Lạng bông (Crown)
  • Lạng bóc (Rotary)
  • Veneer kỹ thuật:Veneer kỹ thuật là veneer không phải được làm từ giấy hay nhựa mà được sản xuất từ các loại gỗ tự nhiên nằm ở khu vực nhiệt đới có khả năng sinh trưởng nhanh (poplar, birch), qua quá trình sản xuất để tạo ra loại vân gỗ theo ý muốn.

Quy trình sản xuất veneer kỹ thuật

Sơ đồ mô tả

B1. Lạng tròn:

Cây gỗ được lạng tròn để tạo veneer. Cây gỗ xoay quanh trục và dao cắt được điều chỉnh để tạo ra veneer có bề dày phù hợp.

B2. Nhuộm:

Nhuộm là quy trình quan trọng khi sản xuất ván veneer kỹ thuật. Các dải veneer ở bước 1 được nhuộm màu theo ý muốn bằng cách nhúng dải veneer trong nước màu với nhiệt độ phù hợp. Quá trình nhuộm sử dụng 100% thuốc nhuộm gốc nước. Không có bất kỳ kim loại hay chất độc hại nào được dùng trong quy trình sản xuất veneer kỹ thuật.

B3. Ghép veneer, Tạo vân:

Các dải veneer đã nhuộm màu được sắp xếp để tạo ra vân gỗ theo ý muốn.

B4. Kết thành khối.

Các dải veneer đã sắp xếp sẽ được kết dính thành khối. Keo được phủ lên từng miếng veneer, keo cũng ảnh hưởng đến hình thức và màu sắc của veneer, vì một số thành phần được cho thêm vào trong quá trình này.

B5. Nén

Khối veneer sau khi được phủ keo sẽ đem vào máy nén. Bề mặt máy nén có thể phẳng hay gồ ghề mà thường được gọi là “Khuôn”. Quá trình ép cũng tác động đến hình thức của veneer, tạo ra vân sọc hay vân bông, hai bông hay nhiều bông…

B6. Hoàn thiện khối gỗ và lạng.

Khối gỗ sau khi ép được cắt biên để tạo ra khối gỗ theo kích thước yêu cầu (thông thường khối này có kích thước 650 x 650 x 2500 để tạo ra veneer kích thước 650x2500). Khối gỗ này sau đó đưa vào máy lạng để cắt ra từng miếng veneer kỹ thuật có chiều dày theo ý muốn.

  • Ưu điểm Veneer:
  • Veneer cho cảm giác rất thật và đẹp không kém gỗ tự nhiên với độ bền cao
  • Khả năng chống cong vênh và mối mọt tốt 
  • Veneer là loại vật liệu thân thiện với môi trường
  • Giảm thiểu tối đa về khuyết tật.
  • Tận dụng gần như toàn bộ tấm veneer
  • Đa dạng về màu sắc và vân gỗ.
  • Màu sắc và vân gỗ đồng nhất trên toàn bộ lô hàng.

 

  • Veneer dán cạnh (wrapping veneer): là loại veneer dùng để dán bo cạnh, và đặc biệt được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất các profile, nẹp chỉ dùng trang trí, dùng để bọc ngoài các vật liệu lõi như: MDF, P/B, gỗ ghép… Veneer dán cạnh cũng là loại veneer như bình thường, tuy nhiên được chọn lọc loại veneer tốt, thẳng, không bị rách sau đó qua xử lý làm mềm và có thêm lớp chống xé ở mặt sau (lớp gòn) để đảm bảo veneer có thể bo tròn theo các cạnh, len lỏi vào trong các góc mà không làm gãy đứt veneer.
  • Tiêu chuẩn chất lượng Veneer: Mỗi loại veneer đều có đặt thù riêng biệt về màu sắc cũng như vân sớ veneer. Tuy nhiên mức độ phân cấp veneer thường được phân ra làm 4 tiêu chuẩn (FA, FAA, A, AA)
  • FA: Không phân biệt về màu sắc, số mắt chết, túi nhựa, chiều dài veneer từ 1m trở lên.
  • FAA: Không phân biệt về màu sắc, số mắt chết, túi nhựa, chiều dài veneer từ 1,5m trở lên.
  • A: Veneer đều màu, không có mắt chết, túi nhựa ít, chiều dài veneer từ 2m trở lên.
  • AA: Veneer đều màu, không có mắt chết, túi nhựa ít, chiều dài veneer từ 2,4m trở lên.
  • Tỷ lệ sử dụng Veneer:
  • Đối với veneer tự nhiên: Tỷ lệ thành khí veneer phụ thuộc nhiều vào màu sắc của sản phẩm cần sơn, thông thường tỷ lệ hao hụt rơi vào mức từ 25-35%. Riêng trường hợp khách hàng có yêu cầu đặt biệt như khống chế bản rộng veneer, ghép hình thì tỷ lệ hao hụt có thể lên 45-50%.
  • Đối với veneer nhân tạo: Veneer nhân tạo có bản rộng và chiều dài nhất định, màu sắc đồng màu trên một lô hàng nên tỷ lệ hao hụt veneer rất thấp khoảng 20%.

 

Laminate

Laminate (HPL hoặc HPDL - High Pressure Decorative Laminate) là Tấm nhựa trang trí.

Tấm laminate được dùng phủ lên các bề mặt ván dăm (PB) ván ép (Plywood) hay MDF để tạo ra các sản phẩm cuối cùng được bổ sung độ chắc, đẹp. Tấm laminate tăng cường khả năng chống mài mòn, va chạm, chống nước, mối mọt, độ bền cao và dễ bảo dưỡng.

Hiện nay Laminate sử dụng nhiều trong trang trí nội thất như: Kệ bếp, bàn nghế, sàn nhà, cầu thang.

  • Cấu tạo tấm Laminate: gồm 3 lớp: lớp bề mặt, lớp giấy thẩm mỹ và lớp giấy nền.

 

  • Lớp thứ 1 (Overlay) là lớp màng phủ trên cùng được bao phủ bởi một lớp vật liệu đặc biệt trong suốt (Melamine resins - Keo Melamine), có tác dụng ổn định lớp bề mặt, tạo nên lớp bề mặt vững chắc, chống nước, chống xước, chống va đập, chống phai màu, chống sự xâm nhập của các vi khuẩn và mối mọt, chống lại các tác động của hóa chất và dễ dàng lau chùi và bảo dưỡng.
  • Lớp thứ 2 (Decorative paper) là lớp phim tạo vân gỗ. Màu sắc và vân gỗ được lựa chọn từ nhiều loại gỗ tự nhiện trong thực. Dưới tác dụng bởi lực ép ở nhiệt độ cao (220˚C) lớp thứ nhất nóng chảy và gắn liền với lớp tạo vân gỗ nên bề mặt luôn giữ được màu sắc và vân gỗ không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng
  • Lớp thứ 3 (Kraft Paper) là lớp giấy nền bao gồm 4 lớp, mỗi lớp dày 0.2mm. Dưới tác dụng bởi lực ép ở nhiệt độ cao các lớp được gắn kết lại với nhau trong suốt quá trình sử dụng. Giấy nền thường có màu nâu hoặc xám.

Xem thêm: Top quốc gia xuất khẩu gỗ nội thất lớn nhất thế giới đầu năm 2020

===============================================

Dongsuh Furniture nội thất online số 1 tại Việt Nam chuyên cung cấp các sản phẩm đồ nội thất có giá thành thấp hơn tới 70% so với giá thị trường.

Tham khảo thêm tại website: https://dongsuh.vn

Nội thất Hàn Quốc | Ghế Sofa | Giường ngủ | Kệ sách | Tủ đầu giường | Bộ bàn ăn | Bàn trà | Bàn trang điểm


SF305

SOFA DA THẬT 4 CHỖ NGỒI

27,020,000₫

18,914,000₫

DB026

GIƯỜNG NGỦ GỖ ĐÈN LED NGĂN KÉO

12,311,000₫

7,387,000₫

SF303

GHẾ SOFA DA THẬT 4 CHỖ NGỒI KÈM ĐÔN

28,989,000₫

20,292,000₫

DS101

GIƯỜNG PHẢN DA PU SIZE QUEEN

11,467,000₫

6,880,000₫