Giỏ hàng

Thị trường ngành gỗ và nội thất “thoi thóp” vượt bão Covid-19

Ngành gỗthị trường nội thất “kêu cứu” giữa bão Covid-19: Thiệt hại hơn 3.000 tỷ đồng, 93% DN đã và sắp dừng hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất, sa thải 45% lao động. Trong thời điểm sinh tồn, càng phải tử tế và linh hoạt để tìm ra ngách kinh doanh mới để sinh tồn.

Theo tin tức cập nhật mới nhất từ CafeF, với việc những thị trường lớn nhất như Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu và Mỹ đang quay cuồng chống dịch Covid-19. Ngành gỗ nội thất Việt Nam quả thật đang ở trong cơn bĩ cực. Do không có đơn hàng mới trong năm 2020, nên hầu hết doanh nghiệp trong ngành buộc phải ngừng sản xuất và sa thải nhân công.

Tình hình chung thị trường nội thất và XNK gỗ

Từ trung tuần tháng 3/2020, dịch Covid-19 đã bùng phát mạnh tại thị trường quan trọng nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam, bao gồm Mỹ (chiếm 50% tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam) và EU (chiếm 10%). Dịch đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại Nhật Bản, thị trường tiêu thụ khoảng 13% các mặt hàng gỗ xuất khẩu của nước ta.

Chính phủ các quốc gia này hiện đang áp dụng các chính sách mạnh nhằm kiểm soát dịch lan rộng như đóng cửa biên giới, đóng toàn bộ các chuỗi cửa hàng không thiết yếu. Điều này dẫn đến các đứt gãy nghiêm trọng các chuỗi cung ứng toàn cầu, nhiều giao dịch thương mại bị đình trệ hay hủy bỏ.

Điều này đã tác động trực tiếp đến các DN ngành gỗ: các DN trong ngành liên tục nhận được các thông báo từ đối tác về giãn thời gian giao hàng, dừng hoạt động giao hàng kể cả các lô hàng đã hoặc đang trong quá trình sản xuất. Nhiều đơn hàng bị cắt giảm, chậm thanh toán và thậm chí là hủy đơn hàng. Các DN cũng được thông báo một số khách hàng lớn rơi vào tình trạng chuẩn bị phá sản.

Ở khía cạnh khác, mặc dù dịch có dấu hiệu được kiểm soát tại Trung Quốc – thị trường lớn thứ 3 của Việt Nam với 12% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm, để thị trường này khôi phục lại sức mua và các chuỗi cung như trước khi dịch xảy ra sẽ mất rất nhiều thời gian và chưa biết đến bao giờ sức mua sẽ trở lại như lúc ban đầu.

Với tình hình dịch đang diễn ra như hiện nay tại các thị trường xuất khẩu, tác động đến ngành gỗ Việt Nam – là ngành có mức độ hội nhập rất sâu và rộng là vô cùng lớn.

Để đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 tới ngành gỗ, các Hiệp hội VIFOREST, HAWA, BIFA, FPA Bình Định đã thực hiện khảo sát nhanh với 124 DN trong ngành.

Tuy nhiên, không phải bất cứ DN nào cũng phản hồi tất cả các câu hỏi trong khảo sát. Ví dụ trong 124 DN tham gia khảo sát, chỉ có 93 DN phản hồi câu hỏi về thiệt hại về kinh tế của DN do đại dịch gây ra.

Trong 124 doanh nghiệp tham gia khảo sát có: 89 thuộc sản xuất đồ gỗ xuất khẩu; 7 sản xuất các loại ván nhân tạo xuất khẩu; 28 còn lại là các DN dăm gỗ, viên nén nguyên liệu, sản xuất đồ gỗ phụ vụ thị trường trong nước, DN thương mại, cung cấp gỗ nguyên liệu.

Mục đích của Khảo sát nhằm tìm hiểu tác động của dịch tới DN về các khía cạnh thiệt hại kinh tế, hoạt động sản xuất, lao động cũng như các khía cạnh về vốn vay, các hoạt động tài chính của DN. Khảo sát cũng nhằm thu thập các kiến nghị của DN đối với các cơ quan quản lý nhằm giảm thiểu tác động của dịch. Khảo sát được thực hiện vào cuối tháng 3/2020.



Thiệt hại ban đầu hơn 3.000 tỷ đồng, 93% công ty nội thất đã và sắp dừng hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất

Mặc dù khảo sát mới thực hiện ở quy mô nhỏ và tác động của dịch tới các DN mới chỉ ở mức độ ban đầu, nhưng các tác động tiêu cực của dịch tới DN trong ngành đã thể hiện rất rõ nét.

Thiêt hại về kinh tế đối với các công ty nội thất là rất lớn. 

Có 76% DN phản hồi cho biết mức thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 3.066 tỷ đồng; 24% số DN chưa xác định được thiệt hại (tính trên 124 DN khảo sát).

Thu hẹp quy mô sản xuất từ các công ty nội thất, đóng cửa các showroom trang trí nội thất

Tính đến cuối tháng 3/2020, có trên một nửa (51%) số DN tham gia khảo sát cho biết họ đã phải thu hẹp quy mô sản xuất do dịch; 35% DN mặc dù đang hoạt động bình thường nhưng tiết lộ sẽ tạm ngừng sản xuất trong thời gian tới; 7% số DN đã ngừng hoạt động và chỉ có 7% DN vẫn hoạt động bình thường. Toàn bộ hoạt động sản xuất của các thương hiệu nội thất hiện tại là để đáp ứng các đơn hàng năm 2019.

Trong 51% kể trên có: 79% DN chưa xác định được thời gian ngừng/tạm ngừng hoạt động sản xuất của một số bộ phận sẽ kéo dài bao lâu; khoảng 2% số DN trong nhóm này đã cho ngừng sản xuất tại một số bộ phận trong 2 tuần qua và chỉ hoạt động trở lại khi có đơn hàng; 5% số DN trong nhóm này đã ngừng sản xuất tại một số bộ phận và có kế hoạch sẽ phải tiếp tục ngừng sản xuất trong 1 tháng tới; 15% số DN sẽ ngừng trong 3 tháng tới. Nhiều khả năng các DN này sẽ phải dừng sản xuất lâu hơn vì hiện không có đơn hàng.

Giảm biên chế lao động của các nhà máy sản xuất nội thất 

Khoảng 45% tổng số lao động trong các DN đã mất việc do dịch. Cụ thể, trong 105 DN cung cấp thông tin về lao động cho biết trước dịch Covid -19, tổng số lao động làm việc tại các DN này là 47.506 lao động, tuy nhiên đến nay đã có 21.410 lao động nghỉ việc. Báo cáo này không tính các lao động bị nghỉ việc do các nhà máy dừng sản xuất vào cuối mùa vụ, hay công nhân không trở lại làm việc sau nghỉ tết.

Doanh nghiệp nội thất đang chịu nhiều sức ép về tài chính bởi các loại thuế phí và bảo hiểm xã hội

Trong bối cảnh nhiều DN phải thu hẹp quy mô sản xuất thậm chí dừng hẳn, sức ép về tài chính lên DN rất lớn, đặc biệt về bảo hiểm xã hội, các loại thuế và phí rất lớn. Về bảo hiểm xã hội: 83 DN phản hồi trong Khảo sát cho biết mức bảo hiểm xã hội mà các DN này phải đóng cho người lao động trong 1 tháng là khoảng 178,7 tỷ đồng.

Do dịch Covid-19, những hội chợ triển lãm nội thất - nơi giao thương chính của ngành gỗ Việt, như thế này đã không thể tổ chức.

Về thuế VAT của các công ty nội thất phải nộp 

50 DN phản hồi cho biết tiền thuế VAT mà các DN phải nộp tính đến nay là 174,6 tỷ đồng; 73 DN chưa hoàn thiện khai báo thuế hoặc không đưa ra ý kiến. Về thuế thu nhập DN phải nộp: 69 DN phản hồi khảo sát cho biết tổng thuế thu nhập DN phải nộp tính đến nay là gần 212,9 tỷ đồng; 54 DN chưa tính toán cụ thể số thuế phải nộp. Về tiền thuê đất DN phải nộp: 61 DN phản hồi cho biết họ phải nộp gần 44 tỷ đồng mỗi năm cho kinh phí thuê mặt bằng sản xuất; 63DN chưa đưa ra con số cụ thể kinh phí phải trả

Tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng mạnh đến người nghèo

Dư nợ ngân hàng và nhu cầu vốn vay khi kinh doanh nội thất
Về dư nợ ngân hàng:

Có 96 DN phản hồi khảo sát cho biết dư nợ ngân hàng của các họ ở mức 6.207 nghìn tỷ đồng; có 28 DN tham ra khảo sát không đưa ra thông tin cụ thể. Các ngân hàng mà DN vay vốn khá đa dạng, bao gồm các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn của nhà nước, ngân hàng thương mại khu vực tư nhân như VIETCOMBANK, BIDV, VIETINBANK, ACB, MB, TECHCOMBANK, HD BANK, SCB.

Về nhu cầu vốn vay:

103 DN sản xuất nội thất được tham vấn có nhu cầu vay vốn; 17 DN chưa có nhu cầu vay; 4 DN còn lại có nhu cầu vay khi phát sinh nhu cầu.

Đề nghị Nhà nước hỗ trợ trả lương thất nghiệp và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, Ngân hàng giãn nợ và giảm lãi suất

Ứng theo những thực tế và khó khăn nói trên, các doanh nghiệp trong ngành gỗ - nội thất Việt Nam thiết tha đề nghị Chính phủ và phía Ngân hàng hỗ trợ tài chính để họ có thêm động lực chiến đấu với đại dịch Covid-19.

Chính phủ hỗ trợ tài chính nhằm hỗ trợ công nhân ngành gỗ mất việc:

Khi có 78 DN phản hồi đề nghị Chính phủ hỗ trợ tài chính để giúp DN trả lương đối với những công nhân mất việc. Mức hỗ trợ là 1 tháng lương cho mỗi lao động theo quy định của bộ Luật Lao động, với tổng kinh phí là khoảng 146,7 tỷ đồng.

Chính phủ nên giảm thuế và các loại phí cho doanh nghiệp kinh doanh nội thất:

Có 31% trong số DN phản hồi kiến nghị giảm 100% các loại thuế, bao gồm thuế thu nhập DN, thuế VAT, bảo hiểm xã hội, tiền thuê đất; 31% DN đề nghị giảm 50% các loại thuế và phí vừa kể; 15% DN đề nghị giảm xuống mức từ 40% trở xuống.

Ngân hàng thương mại gia hạn thời gian đáo hạn của các khoản vay kinh doanh các mặt hàng trang trí nội thất:

Có 31% DN phản hồi kiến nghị các ngân hàng gia hạn các khoản vay của DN thêm 6 tháng, 29% kiến nghị gia hạn 9 tháng, 13% kiến nghị gia hạn 12 tháng trở lên, và 6% kiến nghị gia hạn dưới 5 tháng.

Ngân hàng thương mại giảm lãi suất ngân hàng:

Có 52% DN phản hồi kiến nghị các ngân hàng thương mại giảm lãi suất vốn vay xuống còn 2-5%, 11% kiến nghị giảm xuống dưới 2%, 5% kiến nghị giảm xuống còn 5,1-7%.

Một số kiến nghị khác: mặc dù các DN hiện đang thu hẹp quy mô hoặc thậm chí ngừng sản xuất, nhu cầu vốn vay của các DN là rất lớn. Cụ thể: 83% số DN phản hồi có nhu cầu vay vốn hiện tại. Nguồn vốn vay này dự kiến được sử dụng để trả lương cho công nhân trong giai đoạn không có việc, nhằm giữ lao động phục vụ quá trình tái sản xuất khi bệnh dịch được kiểm soát.

Ngoài ra, một số DN cũng kiến nghị Chính phủ cho phép tạm dừng nộp thuế giá trị gia tăng đối với các mặt hàng hàng nhập khẩu đầu vào của sản xuất, giảm chí phí lưu thông hàng qua cảng ở mức hợp lý, hỗ trợ các chế độ an sinh cho người lao động ngoài Bảo hiểm thất nghiệp, tạo điều kiện cho DN giữ lao động.

Nỗ lực không ngừng nghỉ của nội thất online phong cách Hàn Quốc

Theo đó, trong bối cảnh như đã miêu tả ở trên, các hỗ trợ về tài chính của Chính phủ đối với doanh nghiệp nội thất đặc biệt là các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài như Dongsuh Furniture là vô cùng quan trọng, nhằm giảm tải các sức ép về tài chính lên doanh nghiệp và lên người lao động, đặc biệt là nhóm vừa bị mất việc và nhóm sẽ bị mất việc trong tương lai gần.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần đưa ra các cơ chế chính sách hỗ trợ DN, nhằm chuẩn bị trước cho DN sẵn sàng khôi phục sản xuất kinh doanh khi bệnh dịch được kiểm soát trong thời gian tới.

Trong thời khắc khó khăn này, sự thành công vượt "bão Covid-19" của mỗi công ty nội thất chính là những điều nhỏ bé của mỗi cá nhân cán bộ nhân viên cùng đóng góp, xây dựng để tạo thêm những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.

Đây không phải là những hoạt động để xây dựng câu chuyện truyền thông, mà với những ai theo dõi Nội Thất online Dongsuh Furniture thì sẽ thấy đây là giá trị cốt lõi, là DNA của công ty nội thất Top 3 tại Hàn Quốc từ những ngày đầu.

"Look on the brighter side of life. And learn to appreciate" - Ông Park YN, đại diện cho nhãn hàng nội thất Dongsuh Furniture tại Việt Nam, đang cảm thấy biết ơn về cán bộ công nhân viên của công ty vẫn luôn cố gắng mang lại sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Đồng thời cũng không quên gửi lời "cảm ơn" chân thành đến tập thể đội ngũ y bác sĩ ở các địa phương trên phạm vi toàn quốc đã âm thầm tạo nên một "rào chắn thép" cho không chỉ người dân địa phương mà cũng như đội ngũ chuyên gia người nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam.

"Tôi luôn biết ơn vì mình vẫn còn có việc để làm, vẫn có đồng đội, vẫn có đam mê và vẫn có gia đình phía sau. Tôi thích thử thách vì nó sẽ cho mình những ý tưởng đột phá. Chẳng phải Jack Ma và nền tảng thương mại điện tử Alibaba vươn lên mạnh mẽ trong bối cảnh dịch SARS hoành hành năm 2003. Steve Job vươn lên mạnh mẽ sau khi bị đuổi ra khỏi chính công ty Apple của mình", ông Eric Dinh, giám đốc marketing Dongsuh Furniture nhấn mạnh.

Dongsuh Furniture đã làm việc WFH được 1 tuần. Ban đầu cũng có nhiều bỡ ngỡ, nhưng đến hiện tại mọi công việc đang được vận hành suôn sẻ. Mỗi phòng ban đều có những kế hoạch riêng, mỗi ngày đều có những buổi gặp gỡ nhanh chóng cập nhật nhau. Riêng bộ phận chăm sóc khách hàng vẫn phải đến công ty vì các máy tính đều được tối ưu hóa để kết nối với hệ thống chăm sóc khách hàng toàn cầu, và đặc biệt dành cho thị trường Hàn Quốc.

Hãy nghĩ cho nhân viên, thì họ sẽ không rời bỏ bạn - Chủ cửa hàng nội thất ở TPHCM chia sẻ

ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT

Theo báo cáo của IndoChina Research:
+ 68% các doanh nghiệp đối diện với các nguy cơ hoãn hoặc hủy đơn hàng.
+ 1/3 công ty lo ngại về sự tồn tại của doanh nghiệp sau đợt dịch.
+ 1/2 các công ty gặp phải vấn đề dòng tiền trong 3 tháng
+ 1/10 các công ty cần dòng tiền trong tháng 4.

Thay vì đại đa số doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng trang trí, thiết kế nội thất đều cắt giảm nhân viên, giảm mức lương xuống chỉ còn 30% khi Work From Home. Các chủ doanh nghiệp có thể tìm hiểu kĩ các chính sách mà nhà nước hay BHXH đang hỗ trợ để có hướng đi đúng đắn hơn:

Hưởng 70% lương khi nghỉ phép do dịch bệnh thiên tai từ BHXH

Hướng dẫn nhân viên đăng ký trợ cấp thất nghiệp từ BHXH và tái ký hợp đồng mới sau 3 tháng.



Một số thông tin cơ bản cần nắm được:
  • Cứ đóng đủ 12 – 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng nhưng tối đa không quá 12 tháng.
  • Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng gần nhất
  • Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa (khối tư nhân): MAX = Mức lương tối thiểu vùng * 5
  • Mức lương sơ sở (cho toàn quốc): 1,490,000
  • Mức lương tối thiểu vùng (Hanoi, HCM thuộc vùng 01):

Tham khảo 2 bảng dưới đây để nắm rõ hơn nhé

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2020

Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa có thể nhận

Vùng I

4,42 triệu đồng/tháng

22,1 triệu đồng/tháng

Vùng II

3,92 triệu đồng/tháng

19,6 triệu đồng/tháng

Vùng III

3,43 triệu đồng/tháng

17,15 triệu đồng/tháng

Vùng IV

3,07 triệu đồng/tháng

15,35 triệu đồng/tháng

 


Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2020

Mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa

Vùng I

4,42 triệu đồng/tháng

88,4 triệu đồng/tháng

Vùng II

3,92 triệu đồng/tháng

78,4 triệu đồng/tháng

Vùng III

3,43 triệu đồng/tháng

68,6 triệu đồng/tháng

Vùng IV

3,07 triệu đồng/tháng

61,4 triệu đồng/tháng

Đọc đến đây, thì bạn có thể biết chắc là mức trợ cấp BHTN mà bạn nhận được hàng tháng, cho dù mức lương của bạn là 100 triêu/tháng và công ty đóng bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ (lương 100tr, nhưng chỉ có thể đóng BHTN ở mức 88,4tr), thì cũng không cao hơn 22,1 triêu/tháng nếu bạn ở vùng 01.

Nếu mức lương đóng BHXH của bạn ở mức tối thiểu (tức bằng mức lương tối thiểu vùng của từng năm) và bạn đóng BHXH liên tục không nghỉ tháng nào, thì bạn cứ lấy trung bình cộng mức lương tối thiểu vùng của 6 tháng gần nhất (3 tháng đầu năm 2020 và 3 tháng cuối 2019, do hiện giờ mới đầu tháng 4/2020 thôi) rồi * 60% là ra.

Các trường hợp còn lại thì bạn cứ tính theo công thức “60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng gần nhất” là được.

Nhân sự nên là người chủ động tư vấn cho các chủ doanh nghiệp nội thất và hướng dẫn các thành viên trong công ty để có quyền lợi tốt nhất. 

===============================================

Dongsuh Furniture nội thất online số 1 tại Việt Nam chuyên cung cấp các sản phẩm đồ nội thất có giá thành thấp hơn tới 70% so với giá thị trường.

Tham khảo thêm tại website: https://dongsuh.vn

Nội thất Hàn Quốc | Ghế Sofa | Giường ngủ | Kệ sách | Tủ đầu giường | Bộ bàn ăn | Bàn trà | Bàn trang điểm

SF305

SOFA DA THẬT 4 CHỖ NGỒI

27,020,000₫

18,914,000₫

DB026

GIƯỜNG NGỦ GỖ ĐÈN LED NGĂN KÉO

12,311,000₫

7,387,000₫

SF303

GHẾ SOFA DA THẬT 4 CHỖ NGỒI KÈM ĐÔN

28,989,000₫

20,292,000₫

DS101

GIƯỜNG PHẢN DA PU SIZE QUEEN

11,467,000₫

6,880,000₫