Tất cả những điều cần biết về Partical board là gì
Bạn hoang mang không hiểu Particle Board là gì và chúng có bao nhiêu loại. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Dongsuh Furniture để tìm hiểu về những loại Particle Board đang rất được ưa chuộng nhé!
Bạn đang có ý định mua một loại ván gỗ công nghiệp để sử dụng cho công trình nhà mình. Nhưng có quá nhiều loại ván gỗ công nghiệp khiến bạn không biết lựa chọn loại nào. Bạn hoang mang không hiểu Particle Board là gì và chúng có bao nhiêu loại. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Dongsuh Furniture để tìm hiểu về những loại Particle Board đang rất được ưa chuộng nhé!
Particle Board là gì?
Particle Board là gì? Đây là một loại vật liệu xây dựng hay thường được gọi là ván Okal. Đây là một loại ván gỗ được sản xuất nhân tạo dựa trên những nguyên liệu như gỗ rừng (gỗ cao su, gỗ bạch đàn, …). Những cốt gỗ từ cây gỗ trồng được đưa vào máy nghiền nát thành dăm. Sau đó được trộn với keo và được đem đi ép lại theo những tiêu chuẩn, độ dày khác nhau.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được loại ván này được ứng dụng trong cuộc sống. Particle Board có bề ngoài được phủ một lớp Melamine hay Acrylic nhưng khi bóc ra sẽ lộ những dăm gỗ đã nghiền nát. Thông thường ta sẽ nhìn thấy Particle Board có màu của gỗ như vàng, nâu và loại ván chống ẩm thì thường có màu xanh.
Đặc điểm của Particle Board
Trước hết là về ưu điểm của ván Particle Board. Loại ván này so với các loại ván dán hay ván MDF thường có giá thành thấp hơn, vừa với túi tiền người mua và mục đích sử dụng. Lớp giữa được cấu tạo từ dăm gỗ nên có độ cứng nhất định và độ bền khá cao. Đồng thời, nó có khả năng bám ốc vít rất tốt, rất tiện lợi trong quá trình thi công.
Bên cạnh đó, ta thấy một số nhược điểm của Particle Board như khả năng chịu trọng tải kém hơn so với các loại ván khác. Đây là yếu tố cần cân nhắc khi bạn mua ván Particle Board để sử dụng vào việc gì. Do có cấu tạo từ các dăm gỗ nên khi tiến hành cắt ván khéo léo đến đâu thì vẫn sẽ bị mẻ, tạo thẩm mỹ không tốt nên ta tốn chi phí bọc lại. Tuổi thọ nhìn chung thấp hơn so với các loại ván ép công nghiệp khác.
Ứng dụng của ván Particle Board
Trong cuộc sống thường ngày ta có thể dễ dàng thấy được ứng dụng ván Particle Board. Sau khi tráng các bề mặt trang trí có họa tiết giả vân gỗ, chúng được sử dụng nhiều trong việc thiết kế và sản xuất đồ nội thất.
Đối với cốt dăm gỗ không chống ẩm thì sản phẩm nội thất thường được để ở nơi khô ráo, thoáng đãng và có ánh sáng, ít tiếp xúc với nước. Ví dụ như bàn làm việc, bàn ghế văn phòng, tủ quần áo, kệ trang trí, …
Còn đối với cốt dăm gỗ có khả năng chống ẩm thì được ứng dụng rộng rãi hơn ở nhiều môi trường hơn. Ví dụ như tủ âm tường, cửa phòng ra vào, kệ bếp, … Tuy nhiên, ta cũng không nên để chúng tiếp xúc với quá nhiều nước trong thời gian dài. Bởi cốt của ván dăm là gỗ nghiền nền có thể ngấm nước hoặc bở ra, gây hỏng hóc sản phẩm.
Phân biệt Particle Board với các loại ván gỗ công nghiệp khác
MDF – Medium Density fiberboard – Gỗ ép
MDF là gì?
MDF là tên viết tắt của cụm từ Medium Density Fiberboard, tức là một loại gỗ ép công nghiệp. Loại gỗ này được sản xuất từ quá trình liên kết các sợi gỗ bằng keo tổng hợp. Thành phần chính của lớp cốt gỗ trong tấm gỗ MDF là các sợi gỗ được lấy từ các loại gỗ mềm. Ngoài ra còn có các thành phần gỗ cứng khác.
Có hai quy trình sản xuất gỗ MDF ép thông thường là sản xuất khô và sản xuất ướt. Tùy vào ứng dụng và mong muốn của khách hàng mà nhà sản xuất sẽ có quy trình sản xuất sản phẩm phù hợp. Hiện nay, người ta đã phát triển công nghệ kiểm soát độ ẩm trong tấm gỗ MDF giúp cho khả năng ứng dụng và mức độ ưa chuộng được tăng cao.
Xem thêm: Gỗ MDF là gì? Gỗ HDF là gì?
Ưu nhược điểm của gỗ ép MDF
Tấm gỗ MDF có thể đem lại nhiều ưu điểm hơn tấm ván dăm mà ta có thể thấy được. Trước hết là giá thành của tấm ván gỗ công nghiệp thấp hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên mà chất lượng lại không hề thua kém. Hơn nữa, gỗ MDF còn không bị cong vênh, hay mối mọt như gỗ tự nhiên. Bề mặt của tấm MDF bằng phẳng đem lại nhiều công dụng.
Hơn thế, quá trình sản xuất một tấm MDF khá nhanh chóng nên có thể cung cấp một số lượng lớn sản phẩm nếu cần. Bề mặt phẳng của nó giúp chúng ta có thể sơn, vẽ hay phủ những lớp hoa văn trang trí như vân gỗ, tạo nét thẩm mỹ cực cao.
Bên cạnh ưu điểm, ta có thể thấy một số điểm trừ của tấm MDF như không có độ dẻo dai mà chỉ có độ cứng. Những tấm MDF thông thường thì không có khả năng chống ẩm, chịu nước mà những tấm MDF màu xanh mới có khả năng chống ẩm. Vì là tấm gỗ được sản xuất công nghiệp từ nhiều thành phần nên chúng ta không thể khắc hay chạm trổ trực tiếp lên đó.
Gỗ MDF có công dụng gì?
Hiện nay, ứng dụng của MDF được sử dụng rộng rãi với nhiều chủng loại khác nhau. Với tấm MDF dùng trong nhà thì có thể sử dụng để sản xuất những sản phẩm nội thất như bàn ghế, tủ, kệ, giường, … MDF dùng ngoài trời thì có khả năng chịu nhiệt và chị sự ẩm ướt như dùng làm ghế ngoài trời, cột hay biển hiệu, …
Ngoài ra còn có những tấm MDF mặt trơn, bạn có thể sơn màu lên chúng để sử dụng làm tấm trang trí hay tấm vách, kệ nhỏ, … Tấm MDF không trơn thì dùng làm vật liệu trang trí hay đóng thành phẩm sau khi phủ một lớp như Melamine, Veneer, …
Một số sản phẩm nội thất sử dụng MDF
Gỗ HDF – High Density fiberboard
HDF là gì?
Tấm gỗ hay còn gọi là tấm ván ép HDF là viết tắt của cụm từ High Density Fiberboard, nghĩa là tấm ván gỗ công nghiệp được ép từ bột gỗ công nghiệp. Đây là loại ván sử dụng 80-85% thành phần là bột gỗ tự nhiên, còn lại là phụ gia làm cứng, chống mối mọt. Gỗ HDF thường được ép dưới áp suất cực lớn, tạo thành những tấm ván có độ dày và kích thước khác nhau.
Các loại lõi của tấm HDF hầu hết đều đạt tiêu chuẩn E1, tức là tiêu chuẩn đảm bảo độ cứng, độ bền và độ tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe và môi trường. Khác với các loại tấm ép trên, màu của tấm gỗ HDF tùy thuộc và đầu vào của bột gỗ và không liên quan gì đến chất lượng và tính chất của tấm ván ép.
Gỗ HDF có tốt không?
Ta có thể thấy được một loạt những ưu điểm của tấm gỗ HDF khi quyết định sử dụng tấm ván này như khả năng cách âm cực kỳ tốt. Khung gỗ xương công nghiệp bên trong tấm ván giúp cho nó khắc phục được những nhược điểm như nặng, cong vênh. Màu sắc của các tấm MDF khá đa dạng, lên tới hơn 40 màu cho bạn thỏa sức lựa chọn.
Quy trình ép đặc biệt giúp cho tấm gỗ HDF giữ được những vân gỗ gần như thật, đem lại tính thẩm mỹ rất hoàn hảo. Vẻ ngoài tấm ván thường nhẵn bóng, không bị loang lổ màu sắc. Do kết cấu tốt nên khả năng chống ẩm của HDF cũng cực kì tốt, hơn loại ván MDF và độ cứng cũng rất cao.
Công dụng của gỗ HDF
Tấm ván MDF đúng là một ý tưởng tuyệt vời cho mọi công trình vì sự đa dạng trong công năng của nó khi sử dụng được cả trong nhà và ngoài trời. Bạn có thể ứng dụng HDF làm tấm ván lát sàn cũng được. Hoặc dùng để đóng các sản phẩm như bàn ghế, giường, tủ, cửa, vách ngăn thì thật tuyệt vời.
Hiện nay, người ta đang ưa chuộng sử dụng tấm gỗ HDF lát sàn nhà bởi những ưu điểm vượt trội của nó. Bạn có thể thấy được ở những công trình dân dụng của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đều sử dụng tấm ván này bởi tính thẩm mỹ cũng như sự tuyệt vời của nó.
Sản phẩm từ gỗ HDF
Plywood – Gỗ ván ép
Plywood là gì?
Plywood là gì? Đây là tên một loại ván ép hay gỗ dán. Sản phẩm được tạo ra từ những tấm ván mỏng hơn có cùng kích thước xếp chồng lên nhau. Các lớp ván mỏng này được liên kết với nhau bằng một loại keo chuyên dụng là Phenol hoặc Formaldehyde. Sau đó được đem đi ép thủy lực.
Để sản xuất được một tấm gỗ ván ép cần trải qua 4 giai đoạn. Đầu tiên là ép nóng ở nhiệt độ 1000 độ C. Sau đó đến quy trình xử lý chà nhám bề mặt ván ruột để tạo mặt phẳng của ván. Tiếp đến là quá trình phủ một lớp keo veneer lên bề mặt và tiếp tục ép nóng. Cuối cùng là hoàn thiện ván ép bằng các chà nhám đến khi đạt chất lượng theo yêu cầu.
Ưu nhược điểm của gỗ Plywood
Điều đầu tiên ta thấy ở gỗ ván ép Plywood là khả năng chịu lực cực kỳ tốt, không bị cong vênh bay biến dạng. Plywood cũng có thể chống mối mọt tốt, kháng ẩm tốt và được sử dụng trong cả những môi trường giàu ẩm. Tấm Plywood cũng có khả năng bám dính và bắt ốc vít nhạy, thuận tiện hơn trong quá trình thi công sản phẩm.
Bước cuối cùng của quá trình sản xuất tấm gỗ ép giúp cho quá trình xử lý nguội giảm bớt thời gian. Giá thành của loại ván ép này cũng cạnh tranh hơn rất nhiều so với các loại ván MDF.
Về nhược điểm của tấm gỗ ván ép Plywood thì đầu tiên là màu sắc không đa dạng, đồng đều hay đẹp như tấm HDF hay MDF. Khả năng chống mối mọt sẽ giảm nếu như bước xử lý đầu vào trước khi ép ván được làm không tốt. Và quá trình sản xuất đòi hỏi sự nghiêm ngặt hơn các loại ván khác. Chỉ cần thiếu sót trong quá trình tẩm sấy hay thêm keo thì những tính chất như cứng, chống mọt đều bị ảnh hưởng.
Gỗ Plywood được ứng dụng như thế nào?
Gỗ ván ép Plywood được sử dụng rộng rãi trong việc thiết kế nội thất nhà ở. Kết cấu cứng, dẻo dai có thể sản xuất những bộ bàn ghế ăn đơn giản hay những tấm vách ngăn cực kỳ tốt. Ngoài ra còn có thể sử dụng sản xuất các hạng mục đồ nội thất khác như tủ, giường, kệ, những bộ bàn ghế học tập cho bé.
Ngoài ra, các loại ván ép có tính năng chịu nước đặc biệt còn được sử dụng làm đồ gỗ ở những môi trường nhiều ẩm như tường bếp, kệ bếp. Một số loại ván ép Marine có ruột và mặt đều bằng các loại gỗ cứng còn được dùng để đóng ghe, đóng xuồng rất hiệu quả và thẩm mỹ.
Sản phẩm từ gỗ ván ép Plywood
Xem thêm: Plywood là gì? Những ứng dụng của ván gỗ Plywood trong đời sống