Báo cáo thị trường ngành gỗ xuất khẩu và nhập khẩu tại Việt Nam 2020
Đến nay, Mỹ vẫn tiếp tục là một trong 4 thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 77,5% tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ trong 5 tháng đầu năm 2018. Giám Đốc Điều Hành YN Việt Nam (Dongsuh Furniture) - ông Park Young Nam cho đây là "con số khiêm tốn". Ông tin rằng, Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ hay Hàn Quốc trong tương lai gần sẽ rất khác nếu doanh nghiệp trong nước chịu đầu tư.
Xuất khẩu đồ gỗ: Phải thích ứng với những thay đổi từ thị trường Mỹ
Chưa có đánh giá tác động đến gỗ và đồ gỗ từ việc Mỹ áp mức thuế quan mới lên nhiều mặt hàng của Trung Quốc, song các nhà phân tích khuyến cáo, từ tháng tới, doanh nghiệp cần phát triển mạnh đồ gỗ có chứng nhận và đa dạng hóa nguồn gỗ nhập khẩu.
Thị trường khởi sắc cùng giá trị đồng đô la Mỹ đang trong xu hướng tăng, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng sản xuất và xuất khẩu. Số liệu từ các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, xuất khẩu gỗ và đồ gỗ sang Mỹ 5 tháng đầu năm 2018 đã đạt 1,36 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Thế nhưng, xuất khẩu tăng cao cũng làm gia tăng nhu cầu các loại gỗ nguyên liệu có giá trị cao và gỗ có nguồn gốc hợp pháp (gỗ được xác nhận nguồn gốc). Trong khi đó, áp lực về nguồn cung gỗ đang gia tăng do một số công ty gỗ nội thất lớn dành được các hợp đồng thiết kế, lắp đặt một số công trình quan trọng trên thế giới.
Thương mại gỗ trên thị trường thế giới ngày một sôi động, do nguồn cung khan hiếm, chính sách bảo hộ của Mỹ và biện pháp đáp trả từ các nước đối tác của Mỹ. Giá gỗ nhiệt đới mà EU nhập khẩu tăng liên tục trong 6 tháng gần đây xuất phát từ sự cạnh tranh thu mua bởi các nhà nhập khẩu gỗ dán của Mỹ. Canada đã đáp trả chính sách thuế của Mỹ lên gỗ dán và ghế gỗ có hiệu lực từ ngày 1/7.
Biểu đồ thể hiện thị phần xuất khẩu gỗ năm 2017
Xuất khẩu gỗ: Kỳ vọng chạm mốc 8 tỷ USD
Chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump đang đi theo hướng giảm thâm hụt thương mại, bảo hộ mậu dịch, khuyến khích sản xuất trong nước. Trong khi đó, chính phủ liên bang ngày càng siết chặt hơn việc thực thi đạo luật Lacey, báo cáo "Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng và xu hướng phát triền bền vững" do HAWA công bố hồi tháng 3/2018 cảnh báo.
Thặng dư trong cán cân thương mại giữa Mỹ và Việt Nam khoảng 32 tỷ USD mỗi năm nghiêng về phía Việt Nam, đã đẩy Việt Nam vào danh sách 6 quốc gia có mức thâm hụt lớn nhất đối với Mỹ. Riêng đối với đồ gỗ, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đã trên 2 tỷ USD. Với mức thặng dư này, cộng với luồng đầu tư từ Trung Quốc vào ngành chế biến gỗ của Việt Nam có thể sẽ tạo ra những mối quan tâm đặc biệt hơn từ các cơ quan quản lý của Mỹ.
Ngành chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam đang tăng cả lượng lẫn chất, nhưng sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn do sự thay đổi từ các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là 4 thị trường quan trọng nhất, trong đó có Mỹ. Những thách thức này đôi khi sẽ bất chấp việc Việt Nam - một trung tâm chế biến gỗ của châu Á nhưng mỗi năm đều phải nhập khẩu một lượng gỗ nguyên liệu rất lớn để chế biến phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Năm 2017, các doanh nghiệp Việt Nam chi ra khoảng 2,1 tỷ USD để nhập khẩu gỗ từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. 6 tháng qua, Việt Nam nhập khẩu gỗ từ Mỹ tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2017. Nguồn cung từ Mỹ cho Việt Nam chủ yếu là các loại gỗ nguyên liệu tròn và xẻ. Năm 2017, Mỹ là một trong 8 quốc gia cung cấp cho Việt Nam trên 100.000m3 gỗ tròn, lượng gỗ xẻ Việt Nam nhập từ Mỹ là gần 500.000m3, tăng gần 8% so với năm 2016.
Năm 2018 xuất khẩu gỗ và đồ gỗ đặt mục tiêu 9 tỷ USD trong bối cảnh thế giới dự báo nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ nội thất sẽ tăng 3,5%, thương mại đồ gỗ sẽ tăng 4%. Những yếu tố này sẽ tạo thêm động lực cho doanh nghiệp gỗ sản xuất và xuất khẩu.
Tuy nhiên, các chuyên gia ngành nông nghiệp cảnh báo, ngành gỗ Việt Nam trong ngắn hạn cần tiếp tục duy trì và đa dạng hóa nguồn gỗ nhập khẩu, tiếp cận nguồn nguyên liệu từ các thị trường ít rủi ro. Đặc biệt, trong tháng tới, doanh nghiệp cần lưu ý phát triển mạnh đồ gỗ có chứng nhận, tiếp cận nguồn nguyên liệu từ các thị trường ít rủi ro và có những bước chuẩn bị để thích ứng với những thay đổi trong xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Tín hiệu lạc quan cho ngành gỗ Việt Nam
Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á và thứ hai châu Á về sản xuất đồ gỗ nhưng vẫn thua xa nước láng giềng Trung Quốc. Tuy nhiên, chính sách chuyển hướng sản xuất phục vụ thị trường nội địa của Trung Quốc đang tạo ra sự chuyển dịch nhiều đơn hàng xuất khẩu đến Việt Nam.
Sự khởi sắc của ngành công nghiệp chế biến gỗ trong năm 2017 có động lực từ việc chuyển dịch đơn hàng này. Doanh nghiệp (DN) ngành gỗ Việt Nam đang đứng trước cơ hội đạt mục tiêu doanh thu 8 tỷ USD trong năm 2018.
Không cần phải đợi đến Hội nghị AFIC mà từ hơn một năm nay, ngành gỗ đã bắt đầu ghi nhận có sự dịch chuyển đơn hàng sang Việt Nam. Ngay cả nhiều DN gỗ Trung Quốc cũng chuyển sang Việt Nam mở nhà máy.
Trở về sau khi tham dự Hội nghị Hội đồng Công nghiệp gỗ Châu Á (AFIC) tổ chức tại Thượng Hải, Trung Quốc trong tháng 8 vừa qua, ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) cung cấp một thông tin đáng chú ý: "Bài phát biểu của người đại diện những nhà làm chính sách Trung Quốc tại hội nghị này cho biết, nếu như những năm trước, 80% sản lượng ngành gỗ phục vụ xuất khẩu thì trong vài năm tới, con số này sẽ chuyển sang phục vụ thị trường nội địa. Trong khi đó, nhu cầu thị trường thế giới chắc chắn không giảm. Câu hỏi đặt ra là nước nào sẽ tiếp nhận sự dịch chuyển đơn hàng xuất khẩu này. Không nói ra nhưng các nước đều hiểu chính là Việt Nam - nước đứng thứ hai châu Á về xuất khẩu đồ gỗ. Có thể xem đây là một vận hội lớn với ngành gỗ nước ta. Nhận định này được nhiều người đồng tình nhưng liệu DN Việt Nam tận dụng cơ hội như thế nào và có đủ năng lực để nhận "chuyển giao đơn hàng"?
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), trong 9 tháng của năm 2017, xuất khẩu đồ gỗ đạt trên 5,5 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước, nên năm 2017 có khả năng đạt kim ngạch 7 tỷ USD và dự báo sẽ đạt 8 tỷ USD trong năm 2018.
Ở vai trò DN, ông Park Young Nam - Giám đốc Dongsuh Furniture tại Việt Nam cho rằng, thực tế không cần phải đợi đến Hội nghị AFIC mà từ hơn một năm nay, ngành gỗ đã bắt đầu ghi nhận có sự dịch chuyển đơn hàng sang Việt Nam. Ngay cả nhiều DN gỗ Trung Quốc cũng chuyển sang Việt Nam mở nhà máy nhằm đón đầu Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFT).
"Việc dịch chuyển đơn hàng sang Việt Nam đã xảy ra, đó là cơ hội cho chúng ta ít nhất là trong 5 năm tới", ông Phương khẳng định. Bên cạnh đó, ngoài thị trường chính là Mỹ và châu Âu, DN gỗ đã đón nhận những đơn hàng khá ổn định từ Trung Đông, Úc vốn trước đây là "bạn hàng truyền thống" của ngành gỗ Trung Quốc.
Xem thêm: Báo cáo thị trường ngành gỗ và nội thất năm 2018 - 2020
Ông Park YN nhận định: "Tổng nhu cầu tiêu thụ gỗ của thế giới khoảng 450 tỷ USD/năm, trong đó trên dưới 70% sản xuất và cung cấp tại chỗ. Thị trường nội địa cho từng nước rất được coi trọng. Trung Quốc cũng vậy. Kinh tế Trung Quốc đang phát triển, đời sống người dân khá lên, nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ tăng cao thì việc chuyển hướng vào nội địa của DN gỗ của họ là điều dễ hiểu. Nhưng chắc chắn Trung Quốc sẽ tiếp tục xuất khẩu, không dễ gì họ bỏ qua một ngành tốt như vậy, dù họ xác định ưu tiên thị trường trong nước".
Cũng theo ông Park YN, kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ thế giới hơn 150 tỷ USD/năm mà Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được 7 tỷ thì rõ ràng là thị trường vẫn rất lớn. Bên cạnh dịch chuyển đơn hàng, nhiều đơn vị sản xuất nội thất ngành gỗ Hàn Quốc, Đan Mạch, Thụy Điển đã chọn Việt Nam để xây dựng nhà máy sản xuất đồ gỗ "made in Vietnam", điều này sẽ ảnh hưởng tốt đến thương hiệu đồ gỗ Việt. |
Theo Forest Trends - một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động với mục tiêu thúc đẩy bảo tồn và quản lý rừng bền vững, với dân số 1,4 tỷ người, Trung Quốc là thị trường khổng lồ cho nhiều loại hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả gỗ và đồ gỗ của nhiều quốc gia. Không chỉ là thị trường tiêu thụ, Trung Quốc đã trở thành công xưởng chế biến các sản phẩm từ gỗ của thế giới. Với vai trò kép này, những thay đổi tại Trung Quốc về thị trường tiêu thụ, cung cầu nguyên liệu, sản xuất và chế biến gỗ tác động trực tiếp đến các quốc gia có thương mại gỗ với họ, trong đó có Việt Nam. Tô Xuân Phúc - chuyên gia của Forest Trends cho rằng, theo số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của nước này đạt 37 tỷ USD, tương đương khoảng 58 triệu mét khối gỗ quy tròn, thị trường chính là châu Á, Bắc Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên thị trường Bắc Mỹ và châu Âu đang có dấu hiệu sụt giảm.
Các mặt hàng thế mạnh và có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn của Trung Quốc là đồ nội thất (22,8 tỷ USD), gỗ dán (5,4 tỷ USD), ván sợi (1,4 tỷ USD), ván ghép và đồ mộc dùng trong xây dựng (1,35 tỷ USD) và các sản phẩm gỗ khác (2,4 tỷ USD). Với thị trường nội địa, theo Cơ quan Quản lý lâm nghiệp Trung Quốc, tổng lượng tiêu thụ gỗ của Trung Quốc lên đến 539 triệu mét khối quy tròn, mạnh nhất là sản phẩm sử dụng trong các công trình xây dựng, đồ gỗ nội thất.
Sự dịch chuyển đơn hàng đến Việt Nam, ngoài lý do phục vụ thị trường nội địa của Trung Quốc, theo các chuyên gia, còn bởi Trung Quốc bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá. Mỗi năm ngành gỗ Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ khoảng 12 tỷ USD (chiếm 37% thị phần đồ gỗ nhập khẩu tại Mỹ), trong khi Việt Nam mới chỉ đạt 2 tỷ USD. Chính việc áp thuế đã khiến các đơn hàng chuyển hướng sang Đông Nam Á mà Việt Nam đang dẫn đầu.
Nếu TPP được thực thi và EVFTA có hiệu lực, chính lượng khách này sẽ được hưởng nhiều ưu đãi từ việc miễn thuế. Những yếu tố trên cho thấy việc Việt Nam được các nước "chọn mặt gửi vàng" để tiếp nhận sự dịch chuyển đơn hàng ngành gỗ là khả thi.
"Khoảng một năm gần đây, đơn hàng lớn ngày càng nhiều. Ngoài thế mạnh về nhân công, Việt Nam là quốc gia có nhiều DN sản xuất đồ gỗ với trang thiết bị hiện đại, khác với Singapore hay Philippines thường chỉ làm dịch vụ, nhận đơn hàng rồi đặt gia công ở các nước khác. Vì vậy khách hàng thay vì qua trung gian, họ đưa thẳng đơn hàng sang Việt Nam. Nửa năm 2017, đơn hàng của chúng tôi tăng 20%", giám đốc một doanh nghiệp gỗ tại Bình Dương cho biết.
Năm 2020, xuất khẩu gỗ vào EU có thể đạt 1 tỷ USD
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực sẽ tạo ra sự bứt phá thực sự cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này, với mức dự báo đạt khoảng 1 tỷ USD vào năm 2020.
Ông Nguyễn Tôn Quyền cho biết, nhiều năm nay, thương mại gỗ giữa Việt Nam - EU chiếm khoảng 12 - 15% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, trung bình mỗi năm khoảng 650 - 700 triệu USD. Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ tác động rất tích cực tới ngành gỗ Việt Nam và thị trường xuất khẩu được rộng mở.
Đến nay, xuất khẩu gỗ vào EU chủ yếu vào 5 nước Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Italia, nhưng với EVFTA, thị trường sẽ được nâng lên. Bởi thực tế, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ của EU một năm khoảng 80 - 85 tỷ USD. Nhu cầu đó hiện đang lớn hơn rất nhiều so với kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang EU.
Hiện nay, công nghệ chế biến gỗ của EU là công nghệ tiến bộ nhất khi tiết kiệm được năng lượng, tiết kiệm được nhiên liệu và trình độ quản trị kinh doanh rất tốt, làm tăng năng suất lên khoảng 15 - 20%. Với EVFTA, ngoài vấn đề thuế suất về 0%, các doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong quá trình mua máy móc, thiết bị, học hỏi công nghệ chế biến gỗ cũng như trình độ quản trị doanh nghiệp từ EU.
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, thị trường EU khá khó tính với những chỉ số kỹ thuật hàng hóa khắt khe, hầu hết theo tiêu chuẩn Euro 3. Trong khi đó, hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu gỗ miền Bắc còn chưa biết nhiều về tiêu chuẩn này. Bởi, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ miền Bắc xuất khẩu sang EU khá ít, chỉ khoảng 5 - 7 doanh nghiệp. Nhưng hàng trăm doanh nghiệp ở khu vực miền Nam từ Đà Nẵng trở vào đã khá quen thuộc và nắm vững về EVFTA.
Để tận dụng tốt cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa vào EU, doanh nghiệp cần không ngừng học hỏi, cập nhật thông tin, tự hoàn thiện mình hơn nữa.
Đầu tư 8.100 tỷ đồng xây khu công nghiệp nông-lâm nghiệp ở Chu Lai
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn Chu Lai trong tương lai sẽ góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm đồ gỗ nội thất của thế giới.
Ngày 24/3, tại Khu kinh tế mở Chu Lai, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam và Thaco Trường Hải đã tổ chức khởi công khu công nghiệp nông-lâm nghiệp và khu công nghiệp cơ khí ôtô Chu Lai mở rộng.
Đây là những dự án trọng điểm mang tính chiến lược cho giai đoạn phát triển mới theo hướng đa ngành của Thaco tại Khu kinh tế mở Chu Lai. Tham dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; ông Nguyễn Văn Bình Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban kinh tế Trung ương cùng đoàn công tác của Chính phủ; lãnh đạo các địa phương và các nhà đầu tư chiến lược của Thaco Trường Hải.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sau 20 năm, một vùng đất cằn cỗi, hoang hóa như Chu Lai đã trở thành một trong những tổ hợp công nghiệp thành công của cả nước.
Thủ tướng mong muốn Chu Lai trong tương lai sẽ góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm đồ gỗ nội thất của thế giới. Một Chu Lai tái khởi nghiệp để trở thành trung tâm chế biến nông lâm nghiệp chất lượng cao của cả nước; có khả năng vươn tới những thị trường tiêu dùng, có sức cầu lớn ở các nước ASEAN, Đông Bắc Á, G7 và G20...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu hướng tới mục tiêu hình thành cực tăng trưởng Chu Lai-Dung Quất và thành phố Đà Nẵng, Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi) và thành phố Đà Nẵng cần liên kết và cộng hưởng trong các hoạch định chính sách, nguồn lực cho phát triển.
Đặc biệt, các tỉnh, thành cần đối thoại, liên kết và đề xuất lên Trung ương những ý tưởng đột phá về thể chế, chính sách nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho toàn bộ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Tây Nguyên; trong đó, có vùng lõi Đà Nẵng, Quảng Nam và Dung Quất-Quảng Ngãi.
Dự án khu nông-lâm nghiệp là khu công nghiệp chuyên nông nghiệp tập trung mà chính yếu là cây ăn trái và cây lâm nghiệp nhằm thực hiện chuỗi giá trị xuyên suốt từ nghiên cứu phát triển giống cây trồng; công nghiện và kỹ thuật canh tác; thu hoạch, chế biến và phân phối, qua đó phát triển vùng trồng nguyên liệu cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và nước bạn Lào, Campuchia. Khu công nghiệp này có diện tích hơn 450ha với tổng vốn đầu tư cho hạ tầng hơn 8.100 tỷ đồng và thời gian thực hiện dự án từ 2019-2022. Khu công nghiệp nông lâm nghiệp có chức năng là trung tâm nghiên cứu về giống, vật tư nông nghiệp, công nghệ sinh học, hữu cơ và kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến. Các nông trường mẫu thực hiện sản xuất theo hướng công nghiệp 4.0 cho các loại cây ăn trái như bưởi, mít, xoài và cây lâm nghiệp có giá trị cao...
Khu công nghiệp hình thành sẽ là nơi thu hút các nhà đầu tư - đầu mối sơ chế và cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất đồ gỗ thông qua việc nhập khẩu và phát triển vùng trồng nguyên liệu tại miền Trung, Tây Nguyên Việt Nam và Lào, Campuchia.Khu công nghiệp này đi vào hoạt động sẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo nên chuỗi giá trị sản xuất chế biến xuyên suốt, nâng cao giá trị sản phẩm, giảm giá thành, hình thành trung tâm sản xuất chế biên nông lâm nghiệp cho Quảng Nam và khu vực miền Trung.
Dự án hoàn thành không chỉ đóng góp ngân sách và giải quyết 20.000 lao động mà còn có sức lan tỏa rất lớn đến người dân mà chủ yếu là nông dân Quảng Nam và miền Trung, Tây Nguyên trong việc thay đổi nhận thức và phương thức sản xuất nông lâm nghiệp.
Tại buổi lễ khởi công này, Thaco Trường Hải cũng đã khởi công dự án khu công nghiệp cơ khí ôtô mở rộng với diện tích 115ha, tổng vốn đầu tư cho hạ tầng hơn 1.600 tỷ đồng, để thu hút, phát triển tiếp công nghiệp hỗ trợ nhằng giảm giá thành và tăng tỷ lệ nội địa hóa cho ôtô du lịch đạt trên 40%, đáp ứng điều kiện xuất khẩu sang các nước trong khu vực ASEAN vào năm 2020. Cũng trong dịp này, Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam đã cấp giấy chứng nhân đầu tư cho khu công nghiệp nông-lâm nghiệp (Thadi). Đồng thời, Công ty Thaco Trường Hải đã ký một số hợp đồng hợp tác chiến lược với các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp cá sản phẩm về nông nghiệp sạch...
Trước đó, sáng cùng ngày Thủ tường Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đã đến đặt vòng hoa dâng hương tại Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng và nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Quảng Nam nhân kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng quê hương.
Năm 2020, xuất khẩu gỗ và lâm sản hướng tới mục tiêu 12,5 tỉ USD
Tuy nhiên, theo dự báo, trong bối cảnh cuốc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục có những bất ổn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường có thể tác động đến xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam trong năm 2020.
Theo văn phòng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Hội nghị Tổng kết năm 2019, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2020, ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết về cơ bản năm 2019 ngành lâm nghiệp hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Cụ thể, tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2019 đạt 5%, tỉ lệ che phủ rừng khoảng 41,85%, tăng 0,2% so với 2018, trồng được trên 239 triệu ha rừng, đạt trên 112% kế hoạch, trồng 63,5 triệu cây phân tán, đạt gần 108% kế hoạch, khai thác gỗ rừng sản lượng 19,5 triệu tấn.
Đặc biệt, năm 2019 giá trị xuất khẩu gỗ tự nhiên và lâm sản đạt 11,2 tỉ USD, đạt 107% so với kế hoạch 10,5 tỉ USD, tăng 20% so với năm 2018.
Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 11 tháng năm 2019 tăng hơn 18% so với cùng kì năm 2018, trong đó, Mỹ là thị trường tăng trưởng mạnh nhất trong 10 thị trường nhập khẩu chính của gỗ Việt.
Số liệu của Bộ Công Thương cho biết theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 11/2019 đạt 958 triệu USD, tăng 14% so với tháng 11/2018. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm nội thất giường ngủ gỗ đạt 755,1 triệu USD, tăng 23,8% so với tháng 11 năm ngoái.
Cộng dồn 11 tháng năm 2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 9,5 tỉ USD, tăng hơn 18% so với cùng kì năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 6,9 tỉ USD, tăng 22,2%.
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2017, giá trị nhập khẩu đồ nội thất vào Việt Nam còn 88,3 triệu USD, giảm so với 89,6 triệu USD năm 2016, nhưng nhập khẩu nguyên liệu gỗ lại tăng do doanh nghiệp chế biến gỗ chuyển hướng sản xuất phục vụ thị trường nội địa.
Theo ông Huỳnh Văn Hạnh - Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), đây là tín hiệu vui cho ngành gỗ vì người dùng trong nước đã giảm tiêu dùng đồ gỗ nhập khẩu nên doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam không chỉ đẩy mạnh sản xuất phục vụ xuất khẩu mà còn chú trọng vào thị trường nội địa. Cũng theo ông Hạnh, hiện ngành bất động sản chiếm 40% lượng tiêu thụ đồ gỗ, kéo theo nhu cầu thiết bị nội thất tăng, cho thấy dư địa tăng trưởng của ngành gỗ trong nước là rất lớn.
Tuy hiên, thị trường đồ gỗ nội thất nội địa mới có vài tên tuổi lớn và có thị phần và doanh thu chỉ khoảng 2.000 tỷ đồng, khoảng 90% thị phần còn lại vẫn đang để ngỏ. Đây là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp chế biến gỗ có đủ khả năng làm ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng đòi hỏi của các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ thì không có lý do gì không phục vụ được thị trường trong nước.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bình quân tiêu dùng đồ gỗ hiện nay ở nước ta vào khoảng 21 USD/người, tương đương khoảng 2,8 tỷ USD. Nếu tính cả mức tăng nhà ở thì nhu cầu đồ gỗ nội thất nội địa trong thời gian tới không hề nhỏ, giá trị có thể lên đến 4 tỷ USD.
Ngành gỗ xuất khẩu: Bền, nhưng chưa vững
GĐ Marketing, ông Eric Dinh của Dongsuh Furniture cho rằng, xu hướng người tiêu dùng Việt Nam hiện đã thay đổi, không còn xem đồ gỗ là tài sản nên đã bắt đầu chọn mua và thay đổi đồ nội thất thường xuyên. Rất nhiều người đặt hàng cho đội ngũ thiết kế nội thất những sản phẩm phù hợp với sở thích. Đây chính là cơ hội để thị trường đồ gỗ trong nước phát triển.
Bên cạnh đó, với kỹ năng sản xuất tốt, lại được trang bị máy móc hiện đại, nội lực của doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đang ngày được cải thiện. Đặc biệt việc đầu tư vào khâu thiết kế đã tạo được giá trị gia tăng cao cho ngành.
Ông Vũ Tiến Thập - Giám đốc điều hành, người sáng lập 3 thương hiệu Manager, DFurni và HomeFurni đưa ra con số đủ hấp dẫn nhiều doanh nghiệp muốn xác lập vị thế ở thị trường đồ gỗ nội địa với giá trị ước đạt gần 60.000 tỷ đồng, trong đó 20.000 tỷ thuộc về nội thất văn phòng và 40.000 tỷ thuộc về nội thất nhà ở.
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ đã quay lại thị trường nội địa. Bà Tâm Như Hạnh - Tổng giám đốc Công ty Gỗ sồi Lâm Hoàng Phát thừa nhận: "Trước đây, do rất ít người trong nước dùng nội thất gỗ sồi, trong khi đơn hàng tại các thị trường châu Âu lại lớn nên chúng tôi chỉ tập trung xuất khẩu. Tuy nhiên, 5 năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp, khách hàng lẻ đã chủ động tìm đến Công ty để đặt hàng, lúc đầu chỉ đặt vài sản phẩm, sau đó đơn hàng ngày càng lớn, cả cho nhà ở lẫn resort, khách sạn hạng sang.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng tạo cơ hội cho chúng tôi có thêm một lượng khách hàng từng mua đồ gỗ bằng gỗ sồi của Trung Quốc nay chuyển sang Việt Nam, vì vậy Lâm Hoàng Phát chuyển hướng vào thị trường nội địa, mở rộng nhà máy 20.000m2 tại Đồng Nai lên gấp đôi, đa dạng sản phẩm và sản xuất hàng loạt.
Từng mở văn phòng ở nước ngoài, ông Lê Đức Nghĩa - Chủ tịch Công ty Gỗ An Cường khẳng định, thị trường đồ gỗ tại Việt Nam rất lớn, nếu bỏ qua thì người Thái có thể nhảy vào chiếm thị phần. Một sản phẩm bán chạy ở Việt Nam, nhiều khả năng sẽ bán chạy ở các nước khác.
Đại diện một công ty đồ gỗ tiết lộ, doanh thu xuất khẩu của công ty khoảng 250 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, nếu khai thác tốt thị trường nội địa thì vài năm tới có thể đạt được con số tương đương".
Ông Hạnh chia sẻ, hơn 2 năm quay lại thị trường trong nước, tỷ lệ đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt đã tăng từ 20% lên 40%. Minh chứng cho chiến lược "ngược dòng" này, ông Hạnh cho biết thêm: "Chỉ cần nhìn vào số lượng doanh nghiệp đăng ký tham gia Hội chợ Đồ gỗ và Trang trí nội thất Việt Nam (VIFA Home) do Hawa tổ chức định kỳ hằng năm cũng đủ thấy năm sau khởi sắc hơn năm trước. VIFA Home 2018 vào đầu tháng 11, rất nhiều doanh nghiệp lớn, chuyên xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ, châu Âu đã đăng ký tham gia để tìm cơ hội tiếp cận người dùng trong nước, trong đó có hệ thống phân phối nội thất cao cấp Nhà Xinh".
Mặc dù có nhiều cơ hội tại "sân nhà”, nhưng để công ty nội thất gỗ phát huy hết nội lực, giành lại thị trường nội địa từ các công ty nước ngoài, vẫn cần sự liên kết giữa nhiều bên để đem đến nhiều cơ hội cho đầu ra sản phẩm, trong đó có việc xây dựng các trung tâm phân phối.
Tình hình chiến tranh kinh tế nội thất gỗ giữa Mỹ - Trung
Hiện tại, xuất khẩu lâm sản của Việt Nam dựa phần lớn vào thị trường Mỹ và Trung Quốc, trong đó xuất khẩu vào Mỹ chiếm xấp xỉ 51%, Trung Quốc 10,5% trong tổng giá trị xuất khẩu lâm sản của cả nước.
Năm 2020, Tổng cục Lâm nghiệp đặt mục tiêu tỉ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt từ 5 - 5,5%. Giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 12,5 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2019; khai thác rừng trồng tập trung đạt 20,5 triệu m3...
Trong bối cảnh cuốc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục có những bất ổn nên tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường với xuất khẩu lâm sản của Việt Nam đòi hỏi ngành lâm nghiệp năm 2020 phải đặc biệt chủ động nắm bắt, tìm hiểu để có những quyết sách, chiến lược điều chỉnh cho phù hợp.
Đồng thời Tổng cục Lâm nghiệp sẽ Triển khai các chương trình, đề án đã được Chính phủ phê duyệt, đặc biệt là thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Tổng cục Lâm nghiệp cũng tổ chức triển khai tốt Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT); thể chế hóa các cam kết, nâng cao năng lực cho các bên liên quan để thực thi hiệu quả Hiệp định, đặc biệt là thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định cho cộng đồng các doanh nghiệp và các hộ gia đình trồng rừng cũng như toàn xã hội.
Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, năm 2020 Tổng cục Lâm nghiệp phải tập trung hoàn thành Qui hoạch Lâm nghiệp quốc gia, trình Chính phủ dự thảo Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2045 và Chương trình đầu tư công phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 – 2025.
Tăng trưởng hấp dẫn, ngành gỗ phải gánh sức ép lớn từ FDI
Chỉ trong 9 tháng của năm 2019, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ đã cao hơn 2,3 lần so với tổng vốn đăng kí cả năm 2018.
Trung Quốc đứng đầu danh sách đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ
Số liệu từ Bộ Công Thương cho biết giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 11 tháng đầu năm 2019 ước đạt 9,64 tỉ USD, tăng 19,5% so với cùng kì năm 2018.
Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục duy trì vị trí 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2019 với khoảng 81% tổng giá trị xuất khẩu nhóm hàng này.
Trong đó, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng mạnh với giá trị xuất khẩu đạt 4,2 tỉ USD, tăng tới 34,5%.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), Việt Nam được đánh giá là đã tận dụng tốt được cơ hội xuất khẩu so với các nhà xuất khẩu gỗ nhiệt đới khác như Indonesia, Malaysia hay một số nhà xuất khẩu khác.
Việc tận dụng tốt các cơ hội là động lực thúc đẩu xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cùng với việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA đã góp phần thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt Nam.
Tính đến hết tháng 9 năm 2019, ngành gỗ Việt Nam nhận được 67 dự án đầu tư mới, với tổng số vốn đầu tư trên 581 triệu USD, cao hơn 2,3 lần so với tổng vốn đăng kí cả năm 2018.
Các dự án tập trung vào mảng chế biến gỗ và phân bố chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ.
Đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực chế biến gỗ tăng rất nhanh, đặc biệt kể từ năm 2018 trở lại đây. Trong số các quốc gia đầu tư, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là quốc gia có số lượng dự án và qui mô vốn đầu tư lớn, báo cáo Đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt Nam của Hiệp hội gỗ Việt Nam, cho hay.
Theo đó, để mở rộng sản xuất, nhiều doanh nghiệp FDI đã quyết định tăng vốn đầu tư, trong đó Hong Kong (Trung Quốc) là vùng lãnh thổ có số lượt tăng vốn nhiều nhất với 10 lượt tăng vốn, tăng gấp 3 lần so với năm 2018.
Tiếp đến là Trung Quốc, Mỹ và British Virgin Island. Số vốn tăng trong 9 tháng đầu năm đạt 200,4 triệu USD, cao hơn gần 1,8 lần số vốn tăng của năm 2018.
Sự mở rộng đầu tư FDI trên cả 3 hình thức là các dự án đầu tư mới, dự án tăng vốn mở rộng sản xuất và góp vốn thông qua hình thức mua cổ phần. Vốn đăng kí trung bình dự án mới 9 tháng là 8,7 triệu USD.
Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu trong danh sách các quốc gia đầu tư vào lĩnh vực chế biến gỗ Việt Nam với 40 dự án, chiếm gần 60% trong tổng số dự án đầu tư.
Ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội gỗ Bình Dương (BIFA) cho rằng do Mỹ áp thuế từ 10 - 25% với sản phẩm gỗ từ Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ khiến các doanh nghiệp gỗ Trung Quốc hầu như không thể chịu nổi.
Vì thế, để tiếp tục xuất khẩu vào Mỹ, họ buộc phải chuyển dịch đầu tư sang các nước khác.
Sức ép lớn và biện pháp giải tỏa cho thị trường gỗ
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho rằng FDI là một trong những động lực thúc đẩy ngành gỗ phát triển.
Tuy nhiên nó cũng đem lại nhiều thách thức như khó khăn trong kiểm soát chất lượng của các dự án, tiếp nhận các dự án có qui mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, không đảm bảo các yêu cầu về môi trường.
Đáng chú ý nó còn tiềm ẩn nguy cơ gian lận thương mại, giả xuất xứ hàng hóa để lợi dụng thuế nhập khẩu thấp hơn từ Việt Nam so với từ Trung Quốc sang Mỹ.
"Sự chuyển dịch vốn đầu tư vào ngành gỗ từ Trung Quốc sang Việt Nam, đã bắt đầu gây áp lực không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam về tuyển dụng lao động, đặc biệt là nỗi lo về nguy cơ gian lận xuất xứ", ông Hiệp thông tin.
Theo đó, để kiếm soát rủi ro, theo báo cáo của Hiệp hội gỗ Việt Nam, cần tập trung vào một số vấn đề.
Thứ nhất, cần bắt đầu bằng việc rà soát cả 3 loại hình đầu tư, gồm đầu tư mới, các dự án tăng vốn và dự án mua cổ phần.
Trong số đó, nên ưu tiên rà soát các dự án đầu tư mới, có qui mô nhỏ, đặc biệt là các dự án đầu tư mới có vốn đăng kí nhỏ trong năm 2019.
Thứ hai, cơ quan quản lí cấp trung ương cần phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội gỗ địa phương để theo dõi, nắm bắt tình trạng đầu tư chui, đầu tư núp bóng, từ đó hình thành cửa chốt quan trọng trong kiểm soát đầu tư FDI.
Thứ ba, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan cần tăng cường kiểm tra và xử lí vấn đề gian lận thương mại. Trong đó, các cơ quan quản lí trực tiếp có liên quan như cơ quan phụ trách xuất nhập khẩu, phòng vệ thương mại, hải quan, đầu tư nước ngoài, cơ quan cấp chứng nhận xuất xứ (C/O) và các hiệp hội gỗ tích cực phối hợp chặt chẽ.
Bên cạnh đó, cần có những chính sách hỗ trợ cho việc kết nối, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy quá trình dịch chuyển về trình độ quản lí, lao động tay nghề cao, khoa học và công nghệ từ khối doanh nghiệp FDI sang khối doanh nghiệp nội địa.
Còn theo ông Điền Quang Hiệp ngành chế biến gỗ của Việt Nam đang có cơ hội lớn để xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Điều cần thiết chính là các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước cần có sự liên kết chặt chẽ cùng chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh làn sóng đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ đang tăng nhanh, Nhà nước cần quản lí chặt chẽ, tránh tình trạng doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chỉ nhằm né thuế và lẩn tránh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, thay vì làm ăn đàng hoàng.
Ngành gỗ và sản phẩm gỗ xuất siêu hơn 2,1 tỉ USD giữa đại dịch COVID-19
Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 3 tháng đầu năm 2020 đạt 2,62 tỉ USD, tăng gần 16% so với cùng kì năm 2019 trong khi nhập khẩu đạt 490 triệu USD, giảm 15,5%.
Số liệu của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 3/2020 đạt 1,04 tỉ USD, đưa giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 3 tháng đầu năm 2020 đạt 2,62 tỉ USD, tăng gần 16% so với cùng kì năm 2019.
Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục là bốn thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2020, chiếm 82,5% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Theo đó, trong 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang thị trường có giá trị cao đều tăng mạnh, cụ thể là xuất khẩu sang Mỹ đạt 807 triệu USD, tăng 27% so với năm 2019, sang Nhật Bản đạt 198 triệu USD, tăng 9%.
Một số thị tường có giá thị cao thuộc khối EU tiếp tục duy trì đà tăng, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Đức tăng 3%, Pháp tăng 2,4%, Bỉ tăng 30% so với hai tháng đầu năm 2019.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 3/2020 đạt 160 triệu USD, đưa tổng giá trị gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm 2020 đạt 490 triệu USD, giảm 15,5% so với cùng kì năm 2019.
Tuy nhiên diễn biến của dịch COVID-19 tại Trung Quốc, Mỹ, EU và ở châu Phi đã có những ảnh hưởng nhất định đến nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam, khi mà nhiều nước áp dụng các biện pháp phòng vệ như đóng cửa biên giới, hạn chế đi lại...
Xem thêm: Đại dịch nCov-19 đã thay đổi hành vi mua hàng của người tiêu dùng như thế nào?
Theo Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, giá bán gỗ nguyên liệu có thể tăng lên từ 2-3 USD/m3 do khó khăn về các dịch vụ hậu cần, vận chuyển.
Cục Chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản cho rằng trong năm 2020, ngành gỗ không nằm ngoài xu hướng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19 khi các đối tác thương mại gỗ lớn của Việt Nam gồm Mỹ, EU và Trung Quốc đều đang thực hiện các biện pháp quyết liệt để khống chế lây lan dịch bệnh.
Bên cạnh đó các nền kinh tế lớn có thể phải đối mặt với một cuộc khủng khoảng kinh tế mới là hệ quả của dịch COVID-19 gây ra.
Do đo, các doanh nghiệp cần nghiên cứu rất kĩ động thái Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) có thể sớm khởi xướng điều tra vụ việc theo đơn khởi kiện của Liên minh công bằng về việc các doanh nghiệp Trung Quốc liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam lắp ghép và xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ nhằm phòng ngừa việc việc mặt hàng gỗ dán từ Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ phải chịu thuế chống bán phá giá và thuế trợ cấp.
===============================================
Dongsuh Furniture nội thất online số 1 tại Việt Nam chuyên cung cấp các sản phẩm đồ nội thất có giá thành thấp hơn tới 70% so với giá thị trường.
Tham khảo thêm tại website: https://dongsuh.vn
Nội thất Hàn Quốc | Ghế Sofa | Giường ngủ | Kệ sách | Tủ đầu giường | Bộ bàn ăn | Bàn trà | Bàn trang điểm